Quản lý nhập khẩu và kinh doanh thuốc lá: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
15:33 - 29/11/2024
Ngô Đức Thanh[1]
Thuốc lá thuộc nhóm hàng hóa hạn chế kinh doanh, có ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, đến môi trường sống. Nhiều nước trên thế giới, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện trong từng thời kỳ, đều thực hiện sự quản lý của Nhà nước bằng các chính sách pháp luật, biện pháp kinh tế, hành chính, kỹ thuật thích hợp để kiểm soát chặt chẽ từ sản xuất đến phân phối, bán buôn, bán lẻ và hạn chế tiêu dùng sản phẩm thuốc lá nhằm phòng chống tối đa tác hại của thuốc lá. Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quản lý đối với hoạt động kinh doanh thuốc lá như: Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và các Nghị định liên quan. Và mới đây là Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 (Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ) Tuy nhiên, việc ban hành và áp dụng các chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thuốc lá của Việt Nam còn gặp phải một số vấn đề liên quan đến tính thống nhất của các qui định pháp lý làm cơ sở cho quản lý nhà nước đối với sản xuất, phân phối sản phẩm thuốc lá theo những kênh lưu thông hợp lý, ổn định. Do đó, bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, góp phần đưa ra những kiến nghị với Chính phủ nhằm hoàn thiện, bổ sung chính sách quản lý hoạt động kinh doanh thuốc lá trong thời gian tới.
Từ khóa; Kinh dfoanh thuốc lá; Nhập khẩu thuốc là; Quản lý nhà nước; Thuốc lá.
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về quản lý nhập khẩu và kinh doanh thuốc lá
- Luật Độc quyền thuốc lá của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định:
+ Nhà nước thực hiện quản lý độc quyền đối với việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá độc quyền theo quy định của pháp luật và thực hiện hệ thống cấp giấy phép độc quyền thuốc lá (Điều 3)
+ Cơ quan hành chính độc quyền thuốc lá của Chính phủ quản lý hoạt động thương mại xuất nhập khẩu và hợp tác kinh tế, công nghệ nước ngoài của ngành thuốc lá theo quy định của Chính phủ (Điều 27).
- Quyết định của Quốc vụ viện về sửa đổi Quy định thực hiện Luật Độc quyền thuốc lá của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ban hành theo Quyết định số 750 ngày 10/11/2021 của Quốc vụ viện[2] Trung Quốc (lần 01 ngày 18/7/2013, lần 02 ngày 06/02/2016 và lần 3 ngày 10/11/2021) Quy định thực hiện Luật Độc quyền thuốc lá. Cụ thể:
+ Độc quyền thuốc lá là hệ thống trong đó Nhà nước thực hiện các hoạt động độc quyền và thống nhất quản lý việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm độc quyền về thuốc lán (Điều 2).
+ Những người tham gia sản xuất, bán buôn và bán lẻ các sản phẩm độc quyền thuốc lá, cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm độc quyền thuốc lá và mua bán các sản phẩm thuốc lá nước ngoài, phải xin giấy phép độc quyền thuốc lá theo quy định của Luật Độc quyền thuốc lá và chứng nhận của Quy định này (Điều 6). Giấy phép độc quyền thuốc lá được chia thành: (1) Giấy phép doanh nghiệp độc quyền sản xuất thuốc lá; (2) Giấy phép doanh nghiệp độc quyền bán buôn thuốc lá; (3) Giấy phép độc quyền bán lẻ thuốc lá.
- Biện pháp Quản lý thuốc lá điện tử: Để tăng cường hơn nữa việc giám sát các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, tiêu chuẩn hóa trật tự thị trường, bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân, đồng thời thúc đẩy hợp pháp hóa và tiêu chuẩn hóa quản lý công nghiệp, phù hợp với Luật Độc quyền thuốc lá của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luật Bảo vệ trẻ vị thành niên của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và “Quy định thực hiện Luật Độc quyền Thuốc lá của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Cục Quản lý độc quyền thuốc lá quốc gia đã xây dựng “Biện pháp Quản lý thuốc lá điện tử” có hiệu lực từ ngày 01/5/2022. Biện pháp Quản lý thuốc lá điện tử có 45 điều được chia thành 6 chương (gồm: Những quy định chung; Quản lý sản xuất và chất lượng; Quản lý bán hàng; Thương mại xuất nhập khẩu và hợp tác kinh tế kỹ thuật nước ngoài; Giám sát, thanh tra; Điều khoản bổ sung):
- Tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc đối với thuốc lá điện tử: Tính đến ngày 27/9/2022, Trung Quốc có 37 nhãn hiệu thuốc lá điện tử và ít nhất 80 sản phẩm đã được cấp phép và được phép đưa ra thị trường. Ngay từ tháng 10/2017, Trung Quốc đã có kế hoạch thiết lập tiêu chuẩn quốc gia cho thuốc lá điện tử và đến ngày 08/4/2022, Trung Quốc ban hành “Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc lá điện tử (mã số GB 41700 -2022). Tên đầy đủ của tiêu chuẩn quốc gia về thuốc lá điện tử là “Tiêu chuẩn quốc gia bắt đối với thuốc lá điện tử”. Tiêu chuẩn này đã được Tổng cục Quản lý giám sát thị trường quốc gia và Ủy ban Quản lý tiêu chuẩn quốc gia phê duyệt vào ngày 08/4/2022 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2022.
Gần đây, ngày 25/4/2024, Cục Quản lý độc quyền thuốc lá quốc gia đã gửi dự thảo 3 văn bản sau đây để lấy ý kiến bào gồm: (1) Quy định quản lý logistics thuốc lá điện tử; (2) Quy đinh quản lý giao dịch thuốc lá điện tử; và (3) Quy định quản lý đầu tư tài sản cố định thuốc lá điện tử.
- Luật Bảo vệ người chưa thành niên Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 01/6/2021 quy định:
+ Cha mẹ hoặc người giám hộ khác của người chưa thành niên không được lôi kéo hoặc xúi giục trẻ vị thành niên hút thuốc (bao gồm cả thuốc lá điện tử, tương tự bên dưới), uống rượu, đánh bạc, đi lang thang và ăn xin hoặc bắt nạt người khác (Điều 17).
+ Không được phép mở các điểm bán thuốc lá, rượu, xổ số xung quanh trường học, nhà trẻ. Cấm bán thuốc lá, rượu, vé số hoặc đổi tiền trúng xổ số cho trẻ vị thành niên. Người bán vé thuốc lá, rượu, xổ số phải đặt biển ở vị trí nổi bật ghi rõ không bán thuốc lá, rượu, vé số cho người chưa thành niên; nếu khó xác định là người chưa thành niên thì phải xuất trình giấy tờ tùy thân; Không ai được phép hút thuốc hoặc uống rượu trong trường học, nhà trẻ và những nơi công cộng khác nơi trẻ vị thành niên tụ tập (Điều 59).
- Thuế thuốc lá ở Trung Quốc: Ở Trung Quốc, với mỗi bao thuốc lá hút, người hút thuốc tiêu thụ trung bình 0,52 NDT lá thuốc lá, trả 0,87 NDT tiền lương cho nhân viên ngành công nghiệp thuốc lá và đóng 9,05 NDT thuế cho đất nước, nghĩa là thuế đánh trên một bao thuốc lá chiếm 48,4% (thấp hơn nhiều so với mức thuế thuốc lá trung bình quốc tế - tức là 65% -70%). Trong số thuế trên một bao thuốc lá, 65% là thuế tiêu thụ, 24% là thuế giá trị gia tăng, 10% là phụ phí và 1% là thuế lá thuốc lá.
2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ về quản lý nhập khẩu và kinh doanh thuốc lá
- Về thuốc lá nói chung ở Hoa Kỳ
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng của người dân Hoa Kỳ và tạo ra một tương lai khỏe mạnh hơn, Luật Phòng chống hút thuốc lá và kiểm soát thuốc lá trong gia đình (The Family smoking prevention and tobacco control Act (gọi tắt là Luật Kiểm soát thuốc lá: Tobacco control Act) được ký thành luật vào ngày 22/6/2009. Theo đó, Hoa Kỳ trao cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration: FDA) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ (United States Department of Health and Human Services hay viết tắt là HHS) quyền quản lý việc sản xuất, phân phối và tiếp thị sản phẩm thuốc lá.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra quy định bắt buộc đối với những sản phẩm trong danh mục FDA quản lý phải đạt chứng nhận FDA trước khi lưu hành tại Mỹ, các sản phẩm cụ thể dưới đây: Thực phẩm (bánh, kẹo, mứt, thực phẩm khô…); Thuốc lá; Thực phẩm chức năng; Sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống; Dược phẩm theo toa hoặc không theo toa; Vắc-xin; Truyền máu; Thiết bị y tế; Thiết bị bức xạ điện từ; Các sản phẩm liên quan đến thú y.
Luật Kiểm soát thuốc lá đưa ra các hạn chế cụ thể trong việc tiếp thị các sản phẩm thuốc lá cho trẻ em và trao quyền cho FDA thực hiện các hành động tiếp theo trong tương lai để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Những quy định này cấm: bán hàng cho trẻ vị thành niên; bán máy bán hàng tự động (ngoại trừ các cơ sở chỉ dành cho người lớn); bán bao dưới 20 điếu thuốc; tài trợ thương hiệu thuốc lá cho các sự kiện thể thao và giải trí hoặc các sự kiện văn hóa hoặc xã hội khác; tặng miễn phí thuốc lá mẫu và các mặt hàng khuyến mại không phải thuốc lá có thương hiệu.
Ngày 20/12/2019, Tổng thống Hoa Kỳ đã ký luật sửa đổi Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm, đồng thời nâng độ tuổi tối thiểu Liên bang được bán sản phẩm thuốc lá từ 18 lên 21 tuổi. Hiện tại, việc nhà bán lẻ bán bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào - bao gồm thuốc lá điếu, xì gà và thuốc lá điện tử - cho bất kỳ ai dưới 21 tuổi đều là bất hợp pháp. FDA sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về vấn đề này khi có thông tin.
- Về thuốc lá thế hệ mới ở Hoa Kỳ
Ngày 11/6/2013, Thượng viện thông qua dự luật nhằm mục tiêu kiểm soát thuốc lá toàn diện hơn. Theo đó, FDA được quyền kiểm soát lớn hơn với tất cả các công ty thuốc lá như hạn chế quảng cáo, yêu cầu in cảnh báo mạnh mẽ hơn trên bao bì và thanh tra đối với các nhà sản xuất thuốc lá. Theo đó, bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào trước khi được phép thương mại đều phải trải qua quá trình xét duyệt của FDA nhằm đánh giá các nhân tố quan trọng như thành phần, thiết kế sản phẩm và nguy cơ đối với sức khỏe, cũng như mức độ thu hút đối với thanh thiếu niên và người không hút thuốc.
FDA phân loại thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc lá không đốt cháy (non-combusted cigarettes) để phân biệt với thuốc lá điếu (được phân loại là thuốc lá đốt cháy - combusted cigarettes) và thuốc lá điện tử (e-cigarettes). Trên bao thuốc cũng có những cảnh báo sức khỏe tương tự như thuốc lá điếu theo luật liên bang. Đến nay, trong danh mục sản phẩm thuốc lá thế hệ mới mà FDA đã cho phép kinh doanh có một sản phẩm thuốc lá làm nóng (Heated tobacco product), một loại thuốc lá điện tử hệ thống đóng (Closed end system) đi kèm với tinh dầu hương thuốc lá và một vài sản phẩm thuốc lá thế hệ mới sử dụng qua đường uống (Oral tobacco) và thuốc lá ngậm snus[3].
Kể từ ngày 31/12/2023, tất cả 50 tiểu bang, Quận Columbia, Guam, Quần đảo Bắc Mariana, Palau, Puerto Rico và Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ đã thông qua luật cấm bán thuốc lá điện tử cho người chưa đủ tuổi vị thành niên. Samoa thuộc Mỹ và Quần đảo Marshall không có bất kỳ luật nào cấm bán thuốc lá điện tử cho những người dưới một độ tuổi nhất định
Tính đến ngày 31/12/2023, 34 tiểu bang, Quận Columbia, Quần đảo Bắc Mariana, Palau và Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ đã thông qua luật yêu cầu giấy phép bán lẻ để bán thuốc lá điện tử không cần kê đơn; 19 tiểu bang, Quận Columbia và Puerto Rico đã thông qua luật không khí trong nhà không khói thuốc toàn diện, bao gồm cả thuốc lá điện tử (https://www.cdc.gov/statesystem/factsheets/ecigarette/ECigarette.html); 32 tiểu bang, Quận Columbia, Puerto Rico và Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ đã thông qua luật yêu cầu đánh thuế về thuốc lá điện tử. Mười ba tiểu bang đánh thuế thuốc lá điện tử trên mỗi ml chất lỏng hoặc vật liệu tiêu hao. Mười sáu tiểu bang, Quận Columbia và Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ đánh thuế thuốc lá theo tỷ lệ phần trăm của một chi phí cụ thể. Georgia, Kentucky, New Hampshire và New Mexico đánh thuế hệ thống thuốc lá điện tử đóng (hộp nạp sẵn) trên mỗi ml chất lỏng và hệ thống thuốc lá điện tử mở (hộp nạp lại) theo tỷ lệ phần trăm của một chi phí cụ thể. Puerto Rico tự đánh thuế thiết bị thuốc lá điện tử nếu dùng một lần và hộp nicotin trên một ml chất lỏng tiêu thụ (https://www.cdc.gov/statesystem/factsheets/ecigarette/ECigarette.html).
- Về nhập khẩu thuốc lá vào Hoa Kỳ
Các sản phẩm thuốc lá được nhập khẩu hoặc đề nghị nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải tuân thủ tất cả các yêu cầu hiện hành của luật pháp và quy định của FDA. Trung tâm Sản phẩm thuốc lá (CTP) của FDA thực hiện Luật Phòng chống hút thuốc lá và kiểm soát thuốc lá trong gia đình (Luật Kiểm soát thuốc lá).
Tại thời điểm nhập khẩu, FDA sẽ xác minh việc tuân thủ các yêu cầu đối với sản phẩm thuốc lá như: Giấy phép nhập vào (Market Authorization), Ghi nhãn (Labeling), Phí sử dụng (User Fees).
Yêu cầu về ghi nhãn và cảnh báo khi nhập khẩu thuốc lá không khói: FDA cấm nhập khẩu và quảng cáo các sản phẩm thuốc lá không khói nhập khẩu vào Hoa Kỳ trừ khi bao bì sản phẩm và quảng cáo có một trong bốn câu cảnh báo bằng văn bản phải xuất hiện trên quảng cáo thuốc lá không khói.
3. Kinh nghiệm của Nhật Bản về quản lý nhập khẩu và kinh doanh thuốc lá
- Quản lý thuốc lá nói chung
Pháp luật hiện hành tại Nhật Bản là Luật Kinh doanh thuốc lá (Luật số 68 năm 1980). Luật Kinh doanh thuốc của Nhật Bản đã sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Theo bản cập nhật hiện hành có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2022. Bộ trưởng Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm chính đối với hoạt động kinh doanh thuốc lá tại Nhật Bản.
Giấy phép bán lẻ thuốc lá sản xuất quy định tại Điều 22 (Luật Kinh doanh thuốc lá) phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phép và chỉ cấp cho loại hình doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 39 (Hiển thị cảnh báo) Luật Kinh doanh thuốc lá:
+ Nếu một công ty hoặc nhà phân phối được chỉ định sản xuất hoặc nhập khẩu thuốc lá sản xuất theo quy định của Bộ Tài chính để bán thì công ty hoặc nhà phân phối được chỉ định đó phải dán nhãn thuốc lá với dòng chữ do Bộ Tài chính quy định trước thời điểm bán thuốc lá nhằm cảnh báo cho người tiêu dùng về mối quan hệ giữa việc tiêu thụ thuốc lá sản xuất và sức khỏe theo quy định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, điều này không áp dụng khi thuốc lá sản xuất, nhập khẩu được trưng bày tại triển lãm và bán tại chỗ hoặc các trường hợp khác theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Nhà phân phối bán buôn, nhà phân phối bán lẻ không được bán thuốc lá điếu sản xuất bằng cách tẩy xóa hoặc thay đổi dòng chữ ghi trên thuốc lá sản xuất theo quy định.
- Quản lý thuốc lá thế hệ mới
Trong nhóm các quốc gia áp dụng biện pháp thử nghiệm trước khi đưa vào quản lý chính thức đối với sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, Nhật Bản được xem là trường hợp điển hình. Xuất hiện trên thị trường Nhật Bản từ 2012, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (như: thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng) được chính thức kinh doanh vào năm 2014, sau một thời gian thử nghiệm tại một số thành phố để đánh giá mức độ tác động lên sức khỏe của người dùng, cũng như mức độ tiếp cận tới giới trẻ.
Thuốc lá điện tử có chứa nicotin được Bộ Y tế Nhật Bản quản lý như một loại dược phẩm. Còn thuốc lá làm nóng được được Bộ Tài chính kiểm soát, xếp vào nhóm các sản phẩm thuốc lá vì các nguyên liệu của chúng được làm từ lá thuốc lá.
Thuốc lá làm nóng được đề cập trong Luật Kinh doanh thuốc lá. Khung pháp lý quy định danh mục sản phẩm này ngày càng khác xa so với khung pháp lý quy định thuốc lá điếu đốt cháy, bao gồm việc áp thuế, cảnh báo sức khỏe và hạn chế sử dụng.
Các nghiên cứu và khảo sát toàn quốc tại Nhật Bản những năm sau đó cũng chỉ ra, việc đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý dưới luật đã mang lại nhiều tín hiệu khả quan trong cuộc chiến chống thuốc lá toàn diện ở quốc gia này. Theo khảo sát toàn quốc về sức khỏe và dinh dưỡng tại Nhật Bản năm 2018, chỉ có 9% tỉ lệ sử dụng kép (tức sử dụng đồng thời thuốc lá làm nóng và thuốc lá điếu đốt cháy). Mức độ sử dụng thuốc lá làm nóng trong bộ phận học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng rất thấp chỉ bằng 1/5 so với tỉ lệ hút thuốc lá điếu đốt cháy, tức chỉ có 0,1%.
Nhật Bản hiện là thị trường tiêu thụ thuốc lá làm nóng lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 85% thị phần toàn cầu. Tuy nhiên với chiến lược kiểm soát chặt chẽ và toàn diện, quốc gia này vẫn đang kiểm soát rất tốt các vấn đề liên quan tới thuốc lá, bao gồm thuốc lá thế hệ mới. Số liệu cho thấy ngay cả sau khi các sản phẩm thuốc lá làm nóng đã được kinh doanh trên thị trường, tổng doanh số của tất cả các sản phẩm thuốc lá vẫn tiếp tục giảm. Các chuyên gia nhận định, Nhật Bản được xem là điển hình của việc thực hiện thành công chiến lược giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại mà WHO đã hướng dẫn.
- Thuế thuốc là ở Nhật Bản
Theo Luật Thuế thuốc lá ở Nhật Bản hiện hành, thuế suất thuốc lá quy định tại Điều 11 của văn bản này là 6.802 yên trên 1.000 điếu thuốc. Thuốc lá là mặt hàng chịu thuế nặng. Ở Nhật Bản, giá thuốc lá bao gồm bốn loại thuế[4]: thuế thuốc lá quốc gia (chiếm 23,5%), thuế thuốc lá địa phương (chiếm 26,3%, trong đó, thuế thuốc lá cấp tỉnh thu 21,4 yên chiếm 3,7%, thuế thuốc lá cấp thôn, làng thu 131,04 yên chiếm 22,6%), thuế thuốc lá đặc biệt (chiếm 2,8%) và thuế tiêu thụ (chiếm 9,1%). Với tổng số 61,7% (năm 2021), thuế thuốc lá là nguồn tài chính có giá trị hơn 2 nghìn tỷ yên mỗi năm. Trong năm tài chính 2021 (số tiền được hạch toán), thuế thuốc lá của tỉnh lên tới 142,2 tỷ yên và thuế thuốc lá của thành phố lên tới 871,1 tỷ yên, đóng góp hàng năm 1.013,3 tỷ yên cho thuế thuốc lá. Trong tổng doanh thu thuế quốc gia năm 2022 (khoảng 76.337,7 tỷ yên), thuế thuốc lá quốc gia và thuế thuốc lá đặc biệt chiếm khoảng 1,4%. Mặc dù khác nhau tùy thuộc vào thương hiệu, chẳng hạn, gánh nặng thuế đối với thuốc lá thông thường có thể lên tới 60%, khiến thuốc lá trở thành một trong những sản phẩm có gánh nặng thuế nặng nhất ở Nhật Bản.
4. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về quản lý nhập khẩu và kinh doanh thuốc lá
- Luật Kinh doanh thuốc lá số 17142 ngày 31/3/2020 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 của Hàn Quốc quy định:
+ Các nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu và nhà phân phối phải nhận được chứng nhận về hiệu quả phòng cháy của thuốc lá ít cháy cho từng mặt hàng từ Ủy viên Cơ quan Phòng cháy chữa cháy Quốc gia theo kỳ.
③ Các nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu đã nhận được chứng nhận về hiệu quả phòng cháy phải nộp giấy chứng nhận về hiệu quả phòng cháy cho Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính.
④ Các vấn đề cần thiết liên quan đến hạng mục kiểm tra, tiêu chuẩn thực hiện và phí chứng nhận hiệu suất phòng cháy chữa cháy cũng như thủ tục đăng ký chứng nhận hiệu suất phòng cháy chữa cháy và cấp chứng chỉ hiệu suất, v.v. sẽ được xác định theo Nghị định của Tổng thống.
⑤ Nếu Ủy viên Cơ quan Phòng cháy chữa cháy quốc gia bị nghi ngờ sản xuất, nhập khẩu hoặc bán thuốc lá chưa có chứng nhận về phòng cháy chữa cháy, người đó có thể yêu cầu người sản xuất, nhập khẩu hoặc bán thuốc lá đó phải có giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy.
+ Điều 12 (Bán thuốc lá)
① Thuốc lá sản xuất ra sẽ được nhà sản xuất bán và thuốc lá điếu nhập khẩu từ nước ngoài được nhà nhập khẩu/người bán bán cho những người sau đây:
- Người bán buôn (là người đã đăng ký kinh doanh bán buôn thuốc lá theo quy định tại Điều 13, Khoản 1; sau đây cũng áp dụng tương tự).
- Nhà bán lẻ (đề cập đến người được chỉ định là nhà bán lẻ theo Điều 16, Đoạn 1; sau đây cũng áp dụng tương tự).
② Bất kỳ ai không phải là nhà bán lẻ đều không được bán thuốc lá cho người tiêu dùng.
③ Nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà bán buôn hoặc nhà bán lẻ không được bán các loại thuốc lá sau đây:
- Thuốc lá do người chưa có giấy phép sản xuất thuốc lá sản xuất.
- Thuốc lá nhập khẩu không nộp thuế hải quan theo Điều 14 của Luật Hải quan, vi phạm quyền nhãn hiệu được bảo vệ theo Điều 235 của cùng một Luật hoặc không nộp Tờ khai nhập khẩu theo Điều 241 của cùng một Luật.
- Trộm cắp hoặc tống tiền thuốc lá.
- Thuốc lá chưa nộp Giấy chứng nhận thực hiện phòng cháy chữa cháy vi phạm Điều 11-5, Đoạn 3.
④ Khi người bán lẻ bán thuốc lá cho người tiêu dùng, người đó không được bán thuốc lá thông qua bán hàng qua đường bưu điện hoặc giao dịch điện tử (tham khảo các giao dịch điện tử theo Điều 2, Đoạn 5 của Luật Khung về Chứng từ điện tử và Giao dịch điện tử; sau đây cũng sẽ áp dụng tương tự ).
+ Điều 13 (Đăng ký kinh doanh bán thuốc lá)
① Người có ý định tham gia kinh doanh nhập khẩu và bán thuốc lá phải đăng ký với Thị trưởng đặc biệt, Thị trưởng đô thị, Thị trưởng tự trị đặc biệt, Thống đốc tỉnh hoặc Thống đốc tỉnh tự trị đặc biệt (sau đây gọi là “thị trưởng/thống đốc tỉnh”), người có quyền tài phán đối với địa điểm đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chính của mình và đăng ký làm nhà bán buôn thuốc lá (nhà sản xuất hoặc người có ý định kinh doanh mua thuốc lá từ người bán nhập khẩu và bán cho người bán buôn hoặc bán lẻ khác (sau đây gọi là sẽ áp dụng) sẽ phải tuân theo Thị trưởng thành phố tự quản đặc biệt, Thống đốc tỉnh tự quản đặc biệt, Thị trưởng, Thống đốc Quận hoặc Quận trưởng (Trưởng quận) có thẩm quyền về địa điểm đặt trụ sở chính hoặc văn phòng chính của mình. cho người đứng đầu khu tự trị và phải đăng ký với người đứng đầu khu vực đó (sau đây gọi tắt là “thị trưởng/quận/quận trưởng”). Điều tương tự cũng được áp dụng khi thay đổi những vấn đề quan trọng theo quy định của Pháp lệnh của Bộ Chiến lược và Tài chính trong số những vấn đề đã đăng ký.
② Bất kỳ người nào muốn đăng ký theo khoản (1) phải đáp ứng các yêu cầu theo Nghị định của Tổng thống.
③ Thống đốc tỉnh/thành phố đã thực hiện đăng ký kinh doanh nhập khẩu thuốc lá theo khoản (1) sẽ thông báo cho Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính, Bộ trưởng Bộ Hành chính và An ninh, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi, Bộ trưởng Môi trường, Bộ trưởng Bộ Bình đẳng giới và Gia đình, Ủy viên Cục Hải quan Hàn Quốc và các thống đốc tỉnh/thành phố khác trong vòng 7 ngày kể từ ngày đăng ký. Mỗi người phải được thông báo về nội dung của nó.
+ Điều 14 (Không đủ điều kiện đăng ký kinh doanh bán thuốc lá) Bất kỳ người nào thuộc bất kỳ mục nào sau đây đều không được đăng ký kinh doanh bán nhập khẩu thuốc lá hoặc kinh doanh bán buôn thuốc lá theo Điều 13 (1):
- Người giám hộ trẻ vị thành niên hoặc người lớn/người giám hộ hạn chế
- Người bị tuyên bố phá sản và chưa được phục hồi
- Người bị kết án phạt tù vì vi phạm Luật này và chưa quá một năm kể từ ngày thi hành xong (kể cả trường hợp việc thi hành án được coi là đã hoàn thành) hoặc được miễn thi hành án.
- Người đã bị kết án quản chế do vi phạm quy định này và đang trong thời gian quản chế.
- Người chưa quá hai năm kể từ khi hủy đăng ký theo Điều 15 (1) (không bao gồm trường hợp đăng ký bị hủy do khoản 1 hoặc 2 của Điều này).
- Một công ty có người đại diện thuộc bất kỳ khoản nào từ 1 đến 5.
- Thái Lan
5.1. Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá B.E. 2560 (năm 2017)
Việc kinh doanh thuốc lá hiện hành ở Thái Lan được điều chỉnh bởi Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá B.E. 2560 (năm 2017). Luật này đã bãi bỏ 2 Luật trước đó là (1) Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá B.E. 2535 (năm 1992) và (2) Luật Bảo vệ sức khỏe cho người không hút thuốc B.E. 2535 (năm 1992). Hai Luật này đã thi hành 25 năm và có nhiều quy định không còn phù hợp với tình hình hiện tại, dẫn đến công tác kiểm soát sản phẩm thuốc lá và bảo vệ sức khỏe nhân dân kém hiệu quả do các bệnh phát sinh từ sản phẩm thuốc lá... Ngoài ra, Thái Lan còn là quốc gia thành viên của Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO Framework Convention on Tobacco Control: WHO-FCTC). Vì vậy, cần phải sửa đổi và thực thi luật mới để đưa ra các biện pháp kiểm soát sản phẩm thuốc lá hiệu quả hơn, hài hòa với khung khổ nêu trên và nâng cao việc bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là những người chưa trưởng thành và thanh thiếu niên là thiết yếu.
Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá B.E. 2560 (2017) có hiệu lực từ ngày 04/7/2017 (gọi tắt là Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá năm 2017). Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá năm 2017 có tên tiếng Thái là “พระราชบัญญัติ ควบคุมผลิตภัณฑ์ยาสูบ พ.ศ. ๒๕๖๐” và tên tiếng Anh là: Tobacco Products Control Act B.E. 2560 (2017)[5]. Phòng Kiểm soát thuốc lá thuộc Cục Kiểm soát dịch bệnh (Bộ Y tế công cộng Thái Lan) với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm chính về học thuật, quản lý và điều hành liên quan đến việc thực thi Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá B.E. 2560 (2017).
Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá năm 2017 có 79 điều. Theo đó có 5 điều ở phần đầu không phân thành chương, trong đó có một điều (Điều 4) giải thích về từ ngữ và 5 điều thuộc phần Điều khoản tạm thời ở cuối Luật. Còn lại từ Điều 6 đến Điều 74 chia thành 7 chương (Chương 1 là “Ủy ban Kiểm soát sản phẩm thuốc lá quốc gia”, Chương 2 là “Ủy ban kiểm soát sản phẩm thuốc lá Bangkok”, Chương 3 là “Ban kiểm soát sản phẩm thuốc lá cấp tỉnh”, Chương 4 là “Kiểm soát sản phẩm thuốc lá”, Chương 5 là “Bảo vệ sức khỏe của người không hút thuốc”, Chương 7 là “Hình phạt” có 22 điều.
- Theo Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá năm 2017, “Sản phẩm thuốc lá là sản phẩm có chứa lá thuốc lá hoặc thuốc lá nicotiana tabacum, bao gồm bất kỳ sản phẩm nào khác có chứa nicotin được sử dụng bằng cách hút, mút, hít, nhai, ăn, thổi hoặc phun vào miệng hoặc mũi, bôi lên da hoặc bằng cách phương tiện khác để đạt được kết quả tương tự. Sản phẩm thuốc lá không bao gồm thuốc theo quy định của pháp luật về thuốc”.
- Việc kiểm soát sản phẩm thuốc lá ở Thái Lan thực hiện theo quy định tại Chương 4 Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá năm 2017 (từ Điều 26 đến Điều 40). Theo đó:
+ Không ai được phép bán, tặng sản phẩm thuốc lá cho người chưa đủ 20 tuổi.
+ Không ai được chuyển nhượng, tuyển dụng, yêu cầu hoặc cho phép người dưới 18 tuổi bán, tặng sản phẩm thuốc lá.
+ Không được bán sản phẩm thuốc lá bằng máy bán hàng tự động.
+ Không được bán sản phẩm thuốc lá thông qua phương tiện điện tử hoặc mạng máy tính.
+ Không được sản phẩm thuốc lá ngoài những địa điểm quy định trong Giấy phép bán thuốc lá.
+ Không được bán sản phẩm thuốc lá với việc phân phối, bổ sung, tặng hoặc trao đổi sản phẩm thuốc lá với sản phẩm khác, cung cấp dịch vụ hoặc đặc quyền khác, tùy từng trường hợp.
+ Không được bán sản phẩm thuốc lá bằng cách thể hiện việc giảm giá sản phẩm thuốc lá tại điểm bán.
+ Không được bán rong sản phẩm thuốc lá.
+ Không được trao hoặc đề nghị quyền tham dự trò chơi, chương trình, dịch vụ, rút thăm may mắn, cuộc thi có thưởng hoặc bất kỳ lợi ích nào khác để trao đổi cho người mua sản phẩm thuốc lá hoặc người mang bao bì hoặc nhãn hiệu hoặc bất cứ thứ gì liên quan đến sản phẩm thuốc lá để trao đổi hoặc chuộc lại.
+ Không được niêm yết giá sản phẩm thuốc lá tại điểm bán hàng theo cách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thuốc lá.
+ Không ai được phép phân phối sản phẩm thuốc lá làm mẫu sản phẩm thuốc lá hoặc làm cho sản phẩm thuốc lá đó trở nên phổ biến hoặc thuyết phục công chúng tiêu thụ sản phẩm thuốc lá đó.
+ Không được bán sản phẩm thuốc lá ở những nơi sau đây:
(1) Đền thờ hoặc nơi thực hiện nghi lễ tôn giáo.
(2) Địa điểm dịch vụ y tế công cộng và cơ sở y tế theo quy định của pháp luật về cơ sở y tế và hiệu thuốc theo quy định của pháp luật về thuốc.
(3) Cơ sở giáo dục theo Luật Giáo dục quốc dân.
(4) Công viên công cộng, vườn thú và công viên giải trí.
(5) Các địa điểm khác theo quy định và công bố của Bộ trưởng Bộ Y tế công cộng (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) theo đề nghị Ủy ban Kiểm soát sản phẩm thuốc lá quốc gia (sau đây gọi tắt là Ủy ban).
+ Không ai được quảng cáo hoặc thực hiện truyền thông tiếp thị các sản phẩm thuốc lá.
+ Không ai được phép trưng bày tên hoặc nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá, tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu sản phẩm thuốc lá hoặc bất kỳ biểu tượng hoặc đồ vật nào khác khiến công chúng hiểu rằng tên hoặc nhãn hiệu đó thuộc về sản phẩm thuốc lá, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để quảng cáo sản phẩm thuốc lá trong các trường hợp sau:
(1) Trong ấn phẩm in, băng hoặc tài liệu truyền hình, phim, đài phát thanh, đài truyền hình, phương tiện điện tử, hệ thống mạng máy tính hoặc hóa đơn quảng cáo.
(2) Trong rạp hát, rạp chiếu phim hoặc chương trình biểu diễn, trò chơi, cuộc thi, cuộc thi, cung cấp dịch vụ hoặc bất kỳ hoạt động nào khác có cùng tính chất.
(3) Trên bất kỳ phương tiện hoặc địa điểm nào khác được sử dụng để quảng cáo hoặc truyền thông tiếp thị theo quy định và công bố của Bộ trưởng theo khuyến nghị của Ủy ban.
+ Không ai được hiển thị tên hoặc nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá, tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá trên bất kỳ sản phẩm nào khác không phải là sản phẩm thuốc lá hoặc cắt, thêm tên hoặc nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá hoặc thay đổi thông điệp tham gia vào sản phẩm đó để quảng cáo tên, nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá hoặc tên, nhãn hiệu của nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuốc lá. Không ai được nhập khẩu để bán, quảng cáo hoặc bán sản phẩm theo quy định này tại Thái Lan.
+ Không ai được quảng cáo bất kỳ sản phẩm nào sử dụng tên hoặc nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá làm tên hoặc nhãn hiệu của sản phẩm đó hoặc quảng cáo bằng cách cắt, thêm tên hoặc nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá hoặc thay đổi thông điệp thành một phần của tên hoặc nhãn hiệu. nhãn hiệu của sản phẩm đó theo cách có thể được hiểu là để quảng cáo các sản phẩm thuốc lá.
+ Không ai được sản xuất, bán, nhập khẩu để bán hoặc phân phối chung, quảng cáo hoặc thực hiện truyền thông tiếp thị những thứ sau đây tại Thái Lan:
(1) Sản phẩm có hình dáng bên ngoài được hiểu là hàng nhái sản phẩm thuốc lá.
(2) Sản phẩm được tiêu thụ bằng cách hút thuốc và có chứa chất độc hại cho sức khỏe theo quy định và công bố của Bộ trưởng Bộ Y tế công cộng theo khuyến nghị của Ủy ban.
(3) Gói sản phẩm theo (1) và (2).
+ Không nhà điều hành kinh doanh và người có liên quan nào được tài trợ hoặc hỗ trợ cá nhân, nhóm người, cơ quan nhà nước hoặc tổ chức tư nhân theo bất kỳ cách nào sau đây (*):
(1) Tạo dựng hình ảnh sản phẩm thuốc lá, nhà sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá.
(2) Để tác động hoặc có khả năng tác động đến sự can thiệp của chính sách kiểm soát sản phẩm thuốc lá.
(3) Để quảng cáo sản phẩm thuốc lá, nhà sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá.
(4) Để thúc đẩy tiêu thụ thuốc lá.
+ Người bán lẻ sản phẩm thuốc lá không được trưng bày hoặc đồng ý trưng bày sản phẩm thuốc lá tại nơi bán lẻ. Việc ghi tên, giá sản phẩm thuốc lá và nơi bán lẻ phải đúng tiêu chuẩn, thủ tục, điều kiện do Bộ trưởng quy định và công bố trên cơ sở đề nghị của Ủy ban. Cơ sở bán lẻ sản phẩm thuốc lá có trách nhiệm trưng bày các phương tiện truyền thông về Chiến dịch giảm, hạn chế tiêu thụ sản phẩm thuốc lá do Bộ Y tế công cộng chuẩn bị phù hợp với tiêu chí, thủ tục, điều kiện do Bộ trưởng quy định và công bố trên cơ sở đề nghị của Ủy ban.
+ Các sản phẩm thuốc lá được bán ở Thái Lan phải có thành phần và sản phẩm phát thải theo quy định trong Quy định của Bộ trưởng.
+ Trong trường hợp các thành phần và sản phẩm thải ra của sản phẩm thuốc lá theo đoạn hai không tuân thủ các Quy định của Bộ trưởng theo đoạn một, Bộ trưởng sẽ ra lệnh cấm bán, nhập khẩu hoặc tiêu hủy các sản phẩm thuốc lá được sản xuất hoặc nhập khẩu đó và công bố lệnh đó cho công chúng biết, nhìn nhận.
+ Nhà sản xuất hoặc nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá để bán ở Vương quốc phải sắp xếp bao bì sản phẩm thuốc lá có kích thước, màu sắc, nhãn hiệu, nhãn hiệu và thể hiện nhãn hiệu, nhãn hiệu, hình ảnh và thông điệp phù hợp với các tiêu chí, các thủ tục và điều kiện do Bộ trưởng quy định theo khuyến nghị của Ủy ban trước khi chuyển ra khỏi địa điểm sản xuất hoặc trước khi nhập khẩu vào Thái Lan, tùy từng trường hợp.
+ Không ai được bán sản phẩm thuốc lá không có trong bao bì hoặc trong bao bì không có nhãn hiệu, nhãn hiệu, hình ảnh và thông điệp như quy định tại đoạn một.
+ Không ai được sản xuất hoặc nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá để bán tại Thái Lan dưới dạng thuốc lá dạng gói hoặc bao bì dưới 20 cuộn.
+ Nhà sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để bán tại Thái Lan có nghĩa vụ gửi thông tin về khối lượng sản xuất hoặc nhập khẩu vào Thái Lan, chi phí tiếp thị, thu nhập và chi phí theo Điều 35 Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá năm 2017, báo cáo thường niên, bảng cân đối kế toán có xác nhận của kế toán viên hành nghề và các thông tin khác hữu ích cho việc kiểm soát sản phẩm thuốc lá gửi tới Ủy ban.
5.2. Thuốc lá điện tử
Thái Lan coi thuốc lá điện tử là sản phẩm bất hợp pháp và vẫn chưa có luật cụ thể về thuốc lá điện tử. Thuốc lá điện tử là hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Thái Lan, do đó, việc nhập khẩu hàng hóa chưa vượt qua thủ tục hải quan một cách chính xác vào Thái Lan. Đây được coi là hành vi vi phạm theo Điều 242 Luật Hải quan 2017 quy định về việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa chưa làm thủ tục hải quan.
Đối với Thái Lan, một cuộc khảo sát của Văn phòng Thống kê quốc gia vào năm 2021 cho thấy dân số Thái Lan hút thuốc 78.742 người sử dụng thuốc lá điện tử, chiếm khoảng 0,14% dân số từ 15 tuổi trở lên, trong khi người Thái hiểu biết về thuốc lá điện tử cho rằng thuốc lá điện tử nguy hiểm hơn thuốc lá thông thường, chiếm tỷ lệ lớn nhất 26,7%; cho rằng ít nguy hiểm hơn, chiếm 11,3% và cho rằng thuốc lá thông thường cũng nguy hiểm như nhau chiếm 62%.
5. Một số nội dung về sản phần thuốc lá thế hệ tiếp theo ở các nước
6.1. Về sản phần thuốc lá thế hệ tiếp theo (còn gọi là thuốc lá thế hệ mới):
- Về phân loại thị trường sản phẩm thuốc lá thế hệ tiếp theo: Trên cơ sở loại thiết bị, được phân thành: thuốc lá điện tử, vaps, mod, hookah điện tử, bút và các loại khác; Trên cơ sở hệ thống, được phân chia thành: hệ thống vaping mở, hệ thống vaping kín, hệ thống bán kín, v.v.; Trên cơ sở loại sản phẩm, được phân thành: các sản phẩm thuốc lá làm nóng, sản phẩm hơi, sản phẩm snus và các loại khác; Trên cơ sở thành phần, được phân chia thành: bộ phun (atomizer), vape mod, cartomizer, chất lỏng điện tử (E-liquid), pin và các loại khác.
- Sản phần thuốc lá thế hệ tiếp theo: cũng đều là những sản phẩm có hại, nhưng so thuốc lá điếu thì mức độ gây hại thấp hơn. Do đó, sự hiện diện của các sản phẩm này chính là tạo cơ hội cho người hút thuốc chuyển từ thuốc lá điếu sang các sản phẩm thay thế ít hàm lượng các chất gây hại hơn, giảm nguy cơ lên sức khoẻ. Theo đó, Bộ Y tế New Zealand khẳng định, thuốc lá điện tử ít tác hại hơn so với thuốc lá truyền thống, đồng thời giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân người hút và người xung quanh. Tại Hội nghị lần thứ 10 (COP 10), bà Nuntavarn Vichit-Vadakan (Thái Lan) - Chủ tịch Ủy ban nhóm chuyên trách thuộc COP10, khẳng định, quyền quyết định chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới sẽ do các nước quyết định dựa trên điều kiện trong nước và có thể nằm ngoài khuyến nghị chung theo Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC). Tại những kỳ họp trước, FCTC cũng khuyến nghị, các quốc gia chưa có chính sách cho thuốc lá thế hệ mới cần thực hiện việc kiểm soát, tránh tình trạng buông lỏng gây ra các hệ lụy xấu cho xã hội như: buôn lậu, tệ nạn, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, và quan trọng là bình thường hóa việc sử dụng thuốc lá.
- Được biết là Hàn Quốc, Nga, Anh, New Zealand, Israel và nhiều quốc gia khác cũng đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý dưới luật hiện hành như một công cụ bổ trợ cho chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện. Hiện đã có gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng chính sách cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử (như Argentina, Brazil, Nepal…) hoặc quy định quản lý chặt chẽ như cấp phép dược phẩm, nhưng chưa có bất kỳ sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn cấp phép lưu hành trên thị trường. Phiên họp thứ 8 của Hội nghị các bên (COP) tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nêu rõ thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc lá và kêu gọi các nước quản lý theo luật kiểm soát thuốc lá hiện hành của quốc gia. Theo Tobacco Reporter, tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá làm nóng của người tiêu dùng Hàn Quốc chỉ đứng sau Nhật Bản. Doanh số bán thuốc lá làm nóng tăng đáng kể từ khi sản phẩm này được giới thiệu vào thị trường Hàn Quốc năm 2017, lấn át doanh số bán thuốc lá thông thường. Khảo sát vào năm 2018, tức chỉ một năm sau khi thuốc lá làm nóng xuất hiện ở đất nước Kim Chi, cho thấy 2,8% thanh niên đã sử dụng sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này, 40,3% hút song song với thuốc lá điếu. Tại Hoa Kỳ, thuốc lá điện tử được ví như “đại dịch” trong giới trẻ vì tốc độ lan truyền rất nhanh. Năm 2017-2019, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử có chứa nicotine tăng lên giữa học sinh lớp 8, 10 và 12 (lần lượt 9%, 14,9%, 16,5%), phản ánh mức tăng chưa từng có trong lịch sử. Khảo sát quốc gia về sử dụng thuốc lá trong giới trẻ Hoa Kỳ năm 2022 chỉ ra, hơn 2,5 triệu học sinh cấp 2 (3,3%) và cấp 3 (14,3%) đang sử dụng thuốc lá điện tử. Ngoài ra, các ca bệnh EVALI (E-cigarette or Vaping use-Associated Lung Injury: tổn thương phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử) cũng bùng nổ. Theo xu hướng thế giới, sản phẩm thuốc lá thế hệ mới xuất hiện tại Việt Nam ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng. Dựa trên các bằng chứng khoa học, tiềm năng giảm tác hại của thuốc lá thế hệ mới so với thuốc lá điếu đã được nhiều chính phủ tại các quốc gia phát triển và các tổ chức y khoa quốc tế uy tín công nhận, có không ít Chính phủ đã nghiêm túc đánh giá lại về tiềm năng giảm tác hại của sản phẩm để từ đó bãi bỏ lệnh cấm. Hiện Việt Nam chưa ban hành chính sách quản lý quản lý nên các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới đang lưu thông trên thị trường đều là hàng lậu, không có nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam đối với quả